Cách treo tranh tứ quý hợp phong thủy

Hoa trung tứ quân tử: Mai, Lan, Cúc ,Trúc .

Nếu như trong tuế hàn tam hữu, cổ nhân sắp xếp ba loại hoa mộc khác nhau dựa theo tiêu chí phẩm cách chịu lạnh giá và giữ khí tiết thì Hoa trung tứ quân tử : mai, lan, trúc và cúc tựa hồ như sự sắp xếp này dựa theo tiêu chí mùa hoa nở.  Theo cổ nhân, mùa đông là khởi đầu của mùa xuân, nên hoa mai được xếp vị trí đầu tiên, mùa xuân có lan huệ, mùa thu thì có hoa cúc. Nhưng kỳ lạ là, trúc bốn mùa xanh tươi, phải xếp trúc đứng đầu, hoặc xếp cuối cùng mới hợp lẽ tự nhiên. Nhưng cổ nhân lại xếp trúc ở vị trí thứ ba. Nguyên nhân có thể là do hoa sen, hoa nhài không đảm nhiệm được nhã danh quân tử chi hoa.

Lịch sử trồng hoa lan của người Trung Quốc có ít nhất hai nghìn năm. Bắt đầu từ đới Hán, trải qua Nam Bắc triều, đến đờì Đường thì trồng và chơi hoa lan trở thành phổ biến. Đến thời Minh, chơi lan có hệ thống và hiểu biết hơn, do Lý Thời Trân tổng kết kinh nghiệm vào trong Bản thảo cương mục. Đến đời Thanh tiếp tục phát triển.

1 MAI

Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng. Không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam đâu. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Vì ý nghĩa đó, ngay cả Cao Bá Quát cũng phải thốt lên rằng: Nhất sinh đê thủ bái mai hoa (Cả đời chỉ cúi đầu trước hoa mai thôi).

2 LAN

 Nếu nhìn hoa lan từ quan điểm thực vật, hoa lan là một loại hoa thân thảo có hương vị. Nhưng ngược lại, cổ nhân cho rằng hoa lan là Thiên hạ đệ nhất hương, hương tổ, Vương giả hương. Từ những mênh danh trên có thể thấy mức độ trân trọng của cổ nhân đối với hoa lan là như thế nào. Hoa lan còn có rất nhiều cách gọi khác như: Đô lương hương, Thuỷ hương, hương thuỷ lan, hương thảo, nữ lan, tỉnh đầu la, chi lan…Những biệt danh này thể hiện rõ đặc điểm về mùi thơm và khí vị của hoa lan. Hoa lan được trân trọng là do hương vị của nó, hay nói ngược lại, do nó có hương đậm nên được con người trân trọng. Trân quý và hương chính là hai đặc trưng lớn nhất mà hoa lan nổi danh trong thế giới hoa. Tóm lại, cổ nhân chơi lan huệ, không chỉ là một hoạt động trồng hoa đơn thuần, trồng lan là một quá trình tu dưỡng bản thân. Bồi trồng hoa lan chính là bồi trồng phẩm chất và tính tình của văn nhân sỹ quân tử. Lan, huệ sở dĩ được cổ nhân tôn sùng, trước hết là chúng có hương đậm. Kinh dịch viết: “đồng tâm chi ngôn, kỳ khiếu nhu lan”

Cổ nhân cho rằng lan, huệ là loai hoa tượng trưng cho người quân tử. Lan tượng trưng cho người quân tử, ngoài vẻ đẹp đặc trưng là kỳ hương ra, quan trọng hơn nữa là lan vốn có phẩm cách của sỹ quân tử, chủ yếu biểu hiện ở chỗ : Đạm bạc và nguyên sơ ( hoang dại), lấy hương thơm của mình ngợi ca bản thân mình, không cầu mong vinh hiển ở bên ngoài.

3 CÚC

Hoa cúc được cổ nhân mệnh danh là: Hoàng hoa của Trung Quốc. Từ đó có thể thấy nó chính là loại hoa thể hiện: Trung Quốc quốc tuỳ chi hoa. Hoa cúc được người Trung Quốc trồng từ hơn ba nghìn năm trước. Thời nhà Đường, thông qua Triều Tiên hoa cúc được truyền vào Nhật Bản, sau thế kỷ 17, dần dần truyền vào các quốc gia âu mỹ, trở thành thế giới danh hoa. Mấy nghìn năm trước, người Trung Quốc trồng hoa cúc, chủ yếu là hoàng cúc (cúc vàng), vì vậy, hoa cúc được thể hiện dưới ngòi bút văn nhân sỹ đại phu chủ yếu là chỉ cúc vàng. Hoa cúc trắng xuất hiện ở thời kỳ nhà Tấn.

Cổ nhân cho rằng, hoa cúc có ba công dụng lớn, đó là: bỉ đức, dược phẩm và thưởng thức.

Đặc điểm lớn nhất của hoa cúc là nở hoa muộn. Cúc không muốn cùng quần hoa tranh xuân, thà nguyện ở lúc sâu nhất của mùa thu, phong hàn lạnh thấu xương, nhất cành độc tú, một mình nở hoa, một mình độc diễn. Vì vậy bao nhiêu sỹ quân tử trong thiên hạ thì có bấy nhiêu người nhiệt tình ngợi ca và tôn sùng cúc. Cổ nhân đều nhìn thấy phẩm cách của hoa cúc là cam chịu cô đơn, dám ngạo mạn, khinh thường thế tục, dám nở hoa giữa mùa không có hoa nở. Cổ nhân không chỉ coi hoa cúc là tượng trưng cho phẩm cách quân tử như: chịu lạnh giá, thanh khiết, mà còn coi cúc là hình tượng khí cốt của quân tử sỹ đại phu không màng vinh hoa, vui với thanh bần.

Công dụng khác nữa của cúc là có thể dùng làm dược phẩm và thức ăn. Đây cũng là một bộ phận trọng yếu tổ thành nhã hứng hoa mộc của quân tử sỹ đại phu. Duy chỉ có người Trung Quốc, mới sử dung hoa cỏ dại làm thực phẩm và làm thuốc. Cách làm này, làm cho Trung Y học Trung Quốc trở thành một liệu pháp chữa bệnh độc nhất vô nhị trên thế giới, đồng thời nuôi dưỡng triết học quan và nhân sinh quan độc đáo của người Trung Quốc. 

Cúc biểu tượng của sự trường thọ. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm. Hoa cúc có thể dùng làm thuốc và pha trà. Trung QUốc có loại trà hoa cúc rất thơm ngon, có thể pha thuần hoa cúc, có thể thả vài bông vào ấm chè mạn, thanh nhiệt giải độc. Các cụ già rất khoái uống trà này. Uống trà hoa cúc, bình thơ, đàm đạo, đánh cờ thì rất tuyệt.

4 TRÚC

Trúc trong tiếng Hán chỉ loài tre nói chung. Chứ không phải là cây trúc ở Việt Nam. Cây tre trong tiếng Hán là Thích Trúc (tức là cây tre có gai). Chỉ có điều cây Trúc theo nghĩa là cây cảnh thì người ta hay chơi Trúc Quân tử. Cây Trúc cũng là 1 cây có thể sống nơi khô cằn, quanh năm xanh tốt, đốt ngay thẳng từ bé. Đốt cháy thân cây tre đi nhưng đốt than của nó vẫn thẳng chứ không cong gãy.

Du khách nước ngoài khi đến Việt Nam, ngoài việc thăm quan các danh thắng, kỳ quan còn mong muốn tìm hiểu bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam qua các câu chuyện lịch sử. Mà lịch sử Việt Nam là lịch sử dựng nước và giữ nước, văn hoá Việt Nam là văn hoá gắn liền với nông nghiệp lúa nước. Ở đây, tôi muốn nhắc đến một loài cây có thể bao hàm cả hai ý nghĩa nói trên đồng thời vẫn làm nổi bật một trong những đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam: cây tre. Cây tre có một vai trò đặc biệt trong đời sống thường nhật của người dân Việt Nam cũng như trong các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Từ ngàn xưa (ít nhất là từ thời Thánh Gióng), cây tre đã được người Việt Nam sử dụng như một thứ vũ khí chiến đấu có hiệu quả trước giặc ngoại xâm và giặc lũ. Người dân Việt Nam ai chẳng biết thân tre được sử dụng làm gậy, roi, chông, cung, tên, cọc (chống lụt), cây nêu (trừ tà ma)…

CÁC BÀI VIẾT NỔI BẬT

Các sản phẩm đặc biệt